Vinh là thành phố trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Nghệ An, Việt Nam và đã được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ. Nhằm thực hiện đề án "Phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung Bộ" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2025, thành phố Vinh sẽ mở rộng địa giới hành chính để có diện tích 250 km² với dân số dự kiến là 800.000 - 1.000.000 người. Sau khi mở rộng, diện tích của thành phố Vinh sẽ bao gồm thành phố Vinh hiện nay và toàn bộ diện tích thị xã Cửa Lò, phần phía Nam huyện Nghi Lộc, phía Bắc huyện Hưng Nguyên. Ranh giới thành phố mới sẽ là phía Bắc là đường Nam Cấm, phía Tây là đường tránh Vinh, phía Nam là sông Lam và phía Đông là biển Đông.
Vinh là thành phố trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Nghệ An, Việt Nam và đã được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ. Nhằm thực hiện đề án "Phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung Bộ" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2025, thành phố Vinh sẽ mở rộng địa giới hành chính để có diện tích 250 km² với dân số dự kiến là 800.000 - 1.000.000 người. Sau khi mở rộng, diện tích của thành phố Vinh sẽ bao gồm thành phố Vinh hiện nay và toàn bộ diện tích thị xã Cửa Lò, phần phía Nam huyện Nghi Lộc, phía Bắc huyện Hưng Nguyên. Ranh giới thành phố mới sẽ là phía Bắc là đường Nam Cấm, phía Tây là đường tránh Vinh, phía Nam là sông Lam và phía Đông là biển Đông.
- Diện tích 104,96 km².
- Dân số: 480.000 người (2013)
Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50" đến 18°43’38" vĩ độ Bắc, từ 105°56’30" đến 105°49’50" kinh độ Đông. Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên. Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây.
Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của biển Đông. Sau này sông Lam đổi dòng chảy về mạn Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần. Địa hình bằng phằng và cao ráo nhưng không đơn điệu, có núi Dũng Quyết hùng vĩ và dòng sông Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoáng đạt.
Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác.
Nhiệt độ trung bình 24 °C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42.1 °C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 4 °C. Độ ẩm trung bình 85-90%. Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ Keal/ha năm, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000mm thích hợp cho các loại cây trồng phát triển.
Có hai mùa gió đặc trưng: Gió Tây Nam - gió khô xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9 và gió Đông Bắc - mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Các đơn vị hành chính bao gồm 25 phường, xã :
Phường : Bến Thủy · Cửa Nam · Đội Cung · Đông Vĩnh · Hà Huy Tập · Hồng Sơn · Hưng Bình · Hưng Dũng · Hưng Phúc · Lê Lợi · Lê Mao · Quán Bàu · Quang Trung · Trung Đô · Trường Thi · Vinh Tân.
Xã : Hưng Chính · Hưng Đông · Hưng Hòa · Hưng Lộc · Nghi Ân · Nghi Đức · Nghi Kim · Nghi Liên · Nghi Phú.
Theo Quyết định Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2025 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, quy mô dân số thành phố khoảng 900.000 người vào năm 2030; có diện tích nghiên cứu phát triển khoảng 250 km2, vùng phụ cận có quy mô khoảng 1.230 km2, bao gồm: huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) và thị xã Cửa Lò.
Thành phố Vinh nằm giữa hai khu kinh tế lớn là Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Vũng Áng (Hà Tĩnh), bên cạnh thành phố là khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An).
Năm 2010, Tốc độ tăng trưởng giá trị SX so với cùng kỳ là 18,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt 38,1 triệu đồng, thu ngân sách đạt 2800 tỷ đồng. TP phấn đấu trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng giá trị SX từ 18,5-19.5%, thu ngân sách đạt từ 3.200 - 3.300 tỷ đồng.
Nhiều Tổng Công ty, doanh nghiệp lớn có trụ sở chính ở Vinh (Ngân hàng Bắc Á, Tập đoàn TH,Tổng Công ty công trình giao thông 4, Tổng Công ty hợp tác kinh tế QK4, Tổng công ty Hợp tác kinh tế Việt Lào, Tổng Công ty xây lắp dầu khí Nghệ An, Tổng công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An.......).
Vinh cũng được biết đến là một thành phố trẻ năng động, có nhiều tòa nhà cao tầng. Hiện có rất nhiều dự án phát triển đô thị tại đây. Trong tương lai không xa, Vinh sẽ là một thành phố hiện đại xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ.
Về cơ cấu kinh tế, Đến 2010, ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ 41%, dịch vụ 57,3%, nông nghiệp 1,61%.
Thành phố Vinh là một trong những trung tâm trải nghiệm của tỉnh Nghệ An và là một điểm đến quan trọng trong Chương trình con đường di sản miền Trung. Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn Lữ khách bởi một quần thể khu thăm quan với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, khách thăm quan có thể tham gia vào nhiều loại hình chương trình như: hành trình nghiên cứu, trải nghiệm sinh thái, nghỉ dưỡng, chương trình biển Cửa Lò ...Thành phố còn có nhiều di tích, danh thắng trong đó có tới 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 16 di tích được xếp hạng của tỉnh Nghệ An.
Với nhiều hãng hành trình lữ hành đang hoạt động tại đây, Vinh còn là đầu mối trung chuyển cho các Hành trình trong tỉnh và các địa phương lân cận. Từ thành phố Vinh, cách 5 km là khu mộ của đại thi hào Nguyễn Du, cách 15 km là khu di tích Kim Liên - quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh và cách 17 km là bãi biển Cửa Lò - một trong những bãi biển đẹp nổi tiếng của khu vực miền Trung và cả nước.
Lĩnh vực thể dục thể thao thành phố Vinh hoạt động sôi nổi và quy mô ngày càng mở rộng. Hiện có Sân vận động Vinh do ngành TDTT quản lý có sức chứa 30.000 người; Sân vận động Quân khu 4 có sức chứa 10.000 chỗ; nhiều Nhà thi đấu đa chức năng của tỉnh, thành phố, QK4, các trường đại học,...; các bể bơi, nhà tập luyện, sân bóng chuyền đạt tiêu chuẩn quốc tế...; (đến 8/2010, Thành phố có 30 sân tennis, 345 sân cầu lông, 62 nhà thi đấu, 95 sân bóng chuyền,... hầu hết các phường, xã đã có sân vận động). Khu Liên hợp thể thao của thành phố đã được đầu tư xây dựng quy mô cấp khu vực. Chính sách lâu dài của thành phố là tiếp tục thực hiện xã hội hoá TDTT đồng thời chú trọng vào các bộ môn thể thao thành tích cao đặc biệt là bóng đá, đóng góp thành tích cho thể dục - thể thao nước nhà.