==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình Cửa Lò nếu Quý khách có dịp ghé Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, được biết tới là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quê nội Người ở làng Kim Liên, còn quê ngoại ở làng Hoàng Trù, hay còn được biết đến với tên gọi làng Chùa, nằm cách làng Kim Liên không xa. Cụm di tích Hoàng Trù gồm nhà thờ dòng họ Hoàng Xuân, nhà của cụ Hoàng Đường và gian nhà tranh nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời. 

trải nghiệm Cửa Lò nếu Quý khách có dịp ghé Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, được biết tới là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quê nội Người ở làng Kim Liên, còn quê ngoại ở làng Hoàng Trù, hay còn được biết đến với tên gọi làng Chùa, nằm cách làng Kim Liên không xa. Cụm di tích Hoàng Trù gồm nhà thờ dòng họ Hoàng Xuân, nhà của cụ Hoàng Đường và gian nhà tranh nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời. 

Hoàng Trù - Quê Ngoại Bác Hồ - Ảnh 1

Cụm di tích Hoàng Trù nằm trên diện tích 3.500m² là nhà của cụ Hoàng Xuân Đường, ông ngoại của Hồ Chủ tịch. Trong ngôi nhà tranh 3 gian nép mình dưới khóm tre xanh, cậu bé Nguyễn Sinh Cung cất tiếng khóc chào đời vào buổi sáng ngày 19/05/1890, hương sen ngào ngạt ở làng Hoàng Trù. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ sống tại quê ngoại từ lúc lọt lòng cho tới 5 tuổi, nhưng hình ảnh quê ngoại, đặc biệt là những kỷ vật gắn bó với tuổi thơ êm đẹp vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm trí của Nguyễn Sinh Cung cả khi đã là Chủ tịch nước. Ngay từ bé, tại mảnh đất Hoàng Trù, Nguyễn Sinh Cung đã cảm nhận được sự dạy bảo ân cần của ông bà ngoại, tình cảm thương yêu của cha mẹ đối với mình. Làng Hoàng Trù còn được biết tới là cái nôi của văn hóa xứ Nghệ, bởi vậy mà lời ru, câu hát quê hương đã theo Nguyễn Sinh Cung từ thuở lọt lòng cho tới trước lúc đi xa: “À ơi, con ơi mẹ dặn câu này/ Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm/ Làm người đói sạch rách thơm /Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền”.

Hoàng Trù - Quê Ngoại Bác Hồ - Ảnh 2

Cả một đời bôn ba lo việc nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân tới nhiều quốc gia, nhiều miền quê trên khắp đất nước Việt Nam này, thế nhưng Người chỉ có điều kiện trở về quê ngoại được một lần duy nhất. Đó là vào ngày 9/12/1961, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Hồ Chí Minh về lại làng Hoàng Trù sau nhiều năm xa cách. Mọi kỷ vật trong ngôi nhà vẫn còn đó. Án thư nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc thường dạy các con học, chiếc khung cửi - nơi người mẹ tảo tần cả đời vì chồng vì con Hoàng Thị Loan vẫn ngồi dệt vải, phản gỗ nơi các nhà nho yêu nước thường đến bàn chuyện thời cuộc nước nhà với cụ Nguyễn Sinh Sắc… tất cả còn nguyên vẹn với thời gian. Đặc biệt là chiếc rương gỗ vẫn ở nguyên vị trí mà trước đây cậu bé Nguyễn Sinh Cung chập chững, vịn tay vào mép rương bước ra chỗ cha đọc sách.

Hoàng Trù - Quê Ngoại Bác Hồ - Ảnh 3

Bên chiếc võng tuổi thơ của Bác là khung cửi dệt vải của cụ Hoàng Thị Loan, thân mẫu Bác Hồ. 

Khi được tận mắt thấy những kỷ vật đã gắn liền với tuổi thơ của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Khuyên, khách thăm quan ở Hà Nội, nói: “Nhìn thấy những kỷ vật này tôi thấy thật xúc động. Từng đồ vật, góc nhà qua lời kể của hướng dẫn viên mà tôi thấy nó cũng như thân quen với mình vậy. Được về đây, nhìn thấy quê Bác thế này, tôi mới thấy từ ngày còn bé Bác đã được kế thừa những phẩm chất tốt đẹp của ông bà, cha mẹ. Nếp sống bình dị mà thanh cao quá.”

Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn muốn được nghe lại làn điệu dân ca xứ Nghệ, như gợi nhớ lại tiếng hát mẹ hiền năm nào. Có thể nói làng Hoàng Trù, quê ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là cái nôi hình thành cá tính tuổi thơ và nhân cách cao đẹp sau này của người con kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.

Hoàng Trù Quê Ngoại Bác Hồ

Hoàng Trù Quê Ngoại Bác Hồ
59 6 65 124 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==