Khi đi thăm quan Cửa Lò chạy dọc quốc lộ 7A đoạn qua xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An), chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh thật đỗi quen thuộc, giản dị với những sảo bánh gai đầy ắp. Tuy thứ bánh quê này có từ bắc chí nam, nhưng bánh gai xứ Dừa lại mang những nét đặc trưng và được xem là đặc sản xứ Dừa. Nhiều năm trở lại đây việc phát triển nghề làm bánh gai xứ Dừa, giúp các hộ dân địa phương thoát nghèo và có cuộc sống khá giả.
Khi đi thăm quan Cửa Lò chạy dọc quốc lộ 7A đoạn qua xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An), chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh thật đỗi quen thuộc, giản dị với những sảo bánh gai đầy ắp. Tuy thứ bánh quê này có từ bắc chí nam, nhưng bánh gai xứ Dừa lại mang những nét đặc trưng và được xem là đặc sản xứ Dừa. Nhiều năm trở lại đây việc phát triển nghề làm bánh gai xứ Dừa, giúp các hộ dân địa phương thoát nghèo và có cuộc sống khá giả.
Ngày xưa, nhà ai làm bánh gai thì sẽ làm luôn cả công đoạn như hái lá chuối khô. Bây giờ, ở xứ Dừa này người làm bánh gai không tự hái lá chuối nữa mà tạo thêm công ăn việc làm cho những người nghèo khó. Người làm bánh gai thu mua lá chuối khô. 1kg lá chuối khô từ 3.500 - 4.000 đồng, bình quân một ngày có người được trên 100.000 đồng. Họ không chỉ hái trong huyện mà còn đi sang các huyện lân cận hái lá chuối khô về bán cho những người làm bánh gai ở xứ Dừa.
Quy trình sản xuất thứ bánh đặc sản này xem ra không mấy phức tạp, nhưng cũng khá cầu kỳ trong công đoạn tuyển chọn nguyên liệu gồm nếp, đậu xanh, lá gai tươi, dừa khô, đường cát trắng, dầu ăn... Nếp là thứ nếp quê, trắng và thơm để khi xay ra có được bột nếp thật dẻo, mịn và thật thơm. Nhân bánh được làm bằng những hạt đậu xanh hấp chín, giã nhuyễn trộn với đường kính trắng và cùi dừa xắt nhỏ tạo nên mùi thơm béo ngậy của dừa và mùi thơm của nhân đậu xanh.
Lá gai hái về rửa sạch, luộc chín, giã nát và trộn với dầu ăn, cho vào bột nếp đã được lọc kỹ và làm nên thứ màu đặc trưng của bánh gai, loại đặc sản nổi tiếng. Lá để gói bánh được làm bằng lá chuối khô, sau khi đã được lau chùi rất sạch sẽ và để nơi thoáng mát, người ta xé nhỏ lá bánh ra khoảng 6-8cm và bắt đầu công đoạn gói bánh.
Lá bánh được trải ra và người ta lấy muỗng múc từng muỗng bột trải trên mặt lá chuối, ở giữa cho nhân đậu xanh đã được trộn lẫn với dừa và bắt đầu gói lại hình tam giác, cho 2 mặt tam giác úp mặt lại với nhau và buộc chặt bằng sợi lạt mềm. Sau khi hoàn thành công đoạn gói bánh xong, sẽ xếp bánh vào nồi để hông cách thủy. Khác với các loại bánh khác như bánh chưng, bánh bột lọc là cho vào nước và luộc chín thì bánh gai lại được bà con nơi đây xếp vào những cái vửng lớn để hông trên bếp củi, mỗi lần hông khoảng tầm một tiếng rưỡi.
Bây giờ, muốn ăn chiếc bánh lá gai, người ta có được nó bất cứ nơi đâu. Nhưng nếu ai đã một lần được ăn bánh gai ở xứ Dừa (Tường Sơn) hẳn không thể quên được hương vị ngọt ngào của nó. Cũng vị thơm của gừng, ngọt dẻo của đường, nếp, cùi dừa; cũng là lá gai nhưng hình như lá của những cây gai mọc bên núi đá hay trên vùng đất màu mỡ mới làm nên cái màu đặc trưng của bánh.