Kỳ Sơn là một huyện phía Tây tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Vùng Đất huyện Kỳ Sơn cùng với huyện Tương Dương ở phía đông xưa kia là lãnh thổ của Vương quốc Bồn Man (vương quốc này nằm trải dài phía tây các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, một phần Sơn La ngày nay của Việt Nam và tỉnh Hua Phan của Lào ngày nay). Vương quốc này chính thúc bị sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông (1479)
- Năm 1490, thời nhà Hậu Lê, huyện Kỳ Sơn thuộc phủ Trà Lân, xứ Nghệ An.
- Thời nhà Nguyễn, huyện Kỳ Sơn thuộc phủ Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Kỳ Sơn là một huyện phía Tây tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Vùng Đất huyện Kỳ Sơn cùng với huyện Tương Dương ở phía đông xưa kia là lãnh thổ của Vương quốc Bồn Man (vương quốc này nằm trải dài phía tây các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, một phần Sơn La ngày nay của Việt Nam và tỉnh Hua Phan của Lào ngày nay). Vương quốc này chính thúc bị sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông (1479)
- Năm 1490, thời nhà Hậu Lê, huyện Kỳ Sơn thuộc phủ Trà Lân, xứ Nghệ An.
- Thời nhà Nguyễn, huyện Kỳ Sơn thuộc phủ Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Lãnh thổ và Dân cư
Kỳ Sơn có đường biên giới với nước bạn Lào dài 192 km, ba hướng bắc, tây và nam giáp 3 tỉnh (Huaphanh, Xiengkhuang, Borikhamxay) và 5 huyện (Xam Neua, Nong Het, Morkmay, Khamkheuth, Viengthong) của Lào. Phía đông giáp với huyện Tương Dương.
Theo phòng thống kê thuộc UBND Huyện Kỳ Sơn năm 2007 thì Huyện Kỳ Sơn có diện tích 2.094,84 km2, với dân số là 65.881 người. Với đa phần là thuộc các bộ tộc Lào-Thái. Người Khơ Mú và người Mông đến Kỳ Sơn muộn hơn so với người Thái, cách đây khoảng 300 năm, chủ yếu di cư từ Lào sang và sống ở vùng núi rẻo giữa và rẻo cao. Còn người kinh, chỉ tập trung tại thị trấn Mường Xén sau năm 1954 và đến nay vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với các dân tộc khác trong huyện.
Địa hình
Kỳ Sơn chủ yếu là núi, trong đó có nhiều dãy núi cao, hiểm trở. Dãy núi Pu Lai Leng thuộc xã Na Ngoi có đỉnh cao 2.711 m, là ngọn núi cao nhất của Nghệ An và cả hệ Trường Sơn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng có nhiều đỉnh núi cao khác như Pu Soong (2.365m), Pu Tông (2.345m), Pu Long (2.176m),...
Hệ thống sông suối chảy qua Kỳ Sơn khá dày đặc gồm dòng sông Cả với hai nhánh phụ là Nặm Nơn và Nặm Mộ dài khoảng 125 km, diện tích lưu vực khoảng 1 nghìn km2 và hàng trăm khe suối lớn nhỏ như: khe Nằn, khe Chảo, Huổi Pà, Nhinh, Huồi Giảng, Ca Nhăn,... Đây vừa là những khó khăn, song cũng là tiềm năng để phát triển thủy điện vừa và nhỏ.
Giao thông vận tải
Trong những năm qua, huyện Kỳ Sơn đã nỗ lực huy động mọi nguồn lực để củng cố mạng lưới giao thông trên địa bàn. Thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng với ngân sách của tỉnh, huyện, mỗi lao động trong huyện đã tự nguyện đóng góp 10 ngày công để gia cố và làm mới lại nhiều tuyến đường tới các xã, cụm và thôn bản. Nhờ đó, trong những năm qua, 9 tuyến đường quan trọng đã được khai thông. Năm 2003, 18/21 xã có đường ôtô vào đến trung tâm xã. Nhiều tuyến đường quan trọng khác cũng được triển khai thi công như: đường vành đai biên giới, hệ thống đường nối quốc lộ 7 với các xã phía nam huyện,...
Kinh tế
Kỳ Sơn là một trong 3 huyện của Nghệ An được xếp vào nhóm các huyện nghèo của cả nước. Là một trong 9 huyện khó khăn của cả nước, năm 2003, Kỳ Sơn còn 45% hộ thuộc diện nghèo đói. Người dân trong huyện vẫn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào các chính sách trợ cấp của Nhà nước. Đây cũng là lực cản không nhỏ đối với công cuộc đi lên của huyện.
Xác định rõ những thuận lợi và khó khăn trên con đường phát triển, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Kỳ Sơn đã phấn đấu không ngừng, đưa Kỳ Sơn không chỉ vững mạnh về an ninh - quốc phòng mà kinh tế - xã hội cũng có nhiều tiến bộ.
Văn hoá, Giáo dục, Y tế
Hệ thống trường học và trạm xá cũng được đầu tư với kinh phí lớn, hàng trăm tỷ đồng. Năm 2003, 21/21 xã đều có trường học và trạm xá mới khang trang, phục vụ tốt nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của nhân dân. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Trong những năm gần đây, huyện đã có học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của Trung ương và tỉnh. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng được đảm bảo. Các phong trào văn hoá, thể dục - thể thao diễn ra sôi nổi. Năm 2003, toàn huyện có 28 làng văn hoá và 1.500 gia đình văn hoá. Tất cả các xã đều có ăng ten chảo phục vụ việc tiếp sóng phát thanh, truyền hình từ Trung ương và tỉnh, đưa thông tin tới từng người dân. Tỷ lệ hộ dùng nước sạch gia tăng đáng kể, đạt gần 80%. Đến trước tết Nguyên Đán năm 2004, điện lưới quốc gia đã về đến Kỳ Sơn, đem lại ánh sáng, niềm vui cho đồng bào.
Nguồn Wikipedia.