==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trước đây, Nghệ An cùng với Hà Tĩnh là một miền đất có cùng tên chung là Hoan Châu (thời Bắc thuộc), Nghệ An châu (thời Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An.

Lịch sử tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trước đây, Nghệ An cùng với Hà Tĩnh là một miền đất có cùng tên chung là Hoan Châu (thời Bắc thuộc), Nghệ An châu (thời Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An.

Năm 1831, vua Minh Mệnh thực hiện cải cách hành chính, chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam). Để tiện cho việc quản lý, vua Minh Mệnh cho gộp 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành hạt (tỉnh lớn) An Tĩnh, đặt chức Tổng đốc An Tĩnh quản lãnh toàn hạt An Tĩnh kiêm chuyên trách tỉnh Nghệ An và đặt chức Tuần phủ Hà Tĩnh chuyên trách tỉnh Hà Tĩnh.

Tỉnh Hà Tĩnh

Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, Hà Tĩnh sáp nhập với Nghệ An, lấy tên là Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, lại tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh.

Vị trí địa lý

Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°50’ vĩ Bắc và từ 103°48’ đến 108°00’ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khammuane của Lào, phía đông giáp biển Đông.

Hà Tĩnh cách thủ đô Hà Nội 340 km về phía nam, ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông. Phía tây tỉnh là những dãy núi cao 1.500 m, đỉnh Rào Cọ 2.235 m, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp; tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển; sau cùng là những bãi cát ven biển cùng với nhiều vũng, vịnh, tiêu biểu là cảng biển nước sâu Vũng Áng và bãi biển Thiên Cầm.

Khí hậu

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có bốn mùa rõ rệt:

  • Mùa mưa: Mưa trung bình hằng năm từ 2500 ly đến 2650 ly. Hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm. Vào thời gian này hàng năm Hà Tĩnh thường hứng chịu những cơn bão từ biển Đông gây nên lũ lụt.
  • Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn.

Dân cư

Hà Tĩnh có 1.229.197 người (niên giám thống kê Hà Tĩnh 2011), giảm so với điều tra dân số năm 1999, do một bộ phận dân di cư chuyển đến các địa phương khác sinh sống mà chủ yếu là ở các tỉnh phía Nam. Dân tộc chủ yếu sống tại Hà Tĩnh là người Kinh và một dân tộc thiểu số khác cùng nhóm với người Kinh là người Chứt, Thái, Mường, Lào sống ở các huyện: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê với khoảng vài ngàn người sống ở miền núi.

Đặc điểm tự nhiên

Hà Tĩnh có nhiều sông nhỏ và bé chảy qua, con sông lớn nhất là sông La và sông Lam, ngoài ra có con sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, Rào Cái, Tổng chiều dài các con sông khoảng 400 km, tổng sức chứa 13 tỷ m³. còn hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Cửa Thờ Trại Tiểu, Đập Đồng Quốc Cổ Đạm... ước 600 triệu m³. 

Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km. Trữ lượng nhiều khoảng 85,8 nghìn tấn cá, 3,5 nghìn tấn mực và 600 tấn tôm.

Tỉnh Hà Tĩnh có trên 300.000 ha rừng và đất rừng , trong đó diện tích rừng chiếm 66%, còn lại chưa có rừng, gồm trên 100.000 ha đất trống đồi núi trọc, đất bụi và bãi cát. Rừng tự nhiên (164.978 ha) hiện chủ yếu phân bố ở vùng núi cao, xa các trục giao thông, trong đó rừng sản xuất kinh doanh 100.000 ha, rừng phòng hộ 63.000 ha, độ che phủ 38% so với diện tích đất tự nhiên. Rừng giàu chỉ chiếm 10%, rừng trung bình 40%, còn lại 50% là rừng nghèo kiệt.

Đất không có rừng 151.000 ha, chiếm 24,4% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó một số diện tích ở sườn đồi đang bị xói mòn. Trữ lượng gỗ 20 triệu m³, hàng năm khai thác chừng 2-3 vạn m³; những năm gần đây thực hiện chính sách đóng cửa rừng nên lượng gỗ khai thác hàng năm đã giảm nhiều.Thực vật của rừng đa dạng và phong phú, có trên 86 họ và trên 500 loại cây dạng thân gỗ, trong đó có nhiều loại gỗ quý như: lim, sến, táu, mật, đinh, gõ, pơmu và các loại động vật quý hiếm như: voi, hổ, báo, vượn đen, sao la.

Hà Tĩnh có khu vườn quốc gia Vũ Quang rộng 56 nghìn ha với 307 loài thực vật bậc cao thuộc 236 chi và 99 họ, 60 loài thú, 187 loài chim, 38 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư và 56 loài cá. Đặc biệt, ở rừng Vũ Quang đã phát hiện ra sao la và mang lớn là hai loại thú quý hiếm chưa có tên trong danh mục thú của thế giới

Hà Tĩnh

Hà Tĩnh
13 1 14 27 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==